# nhãn hàng hóa
Công ty TNHH Nanum Việt Nam sai về nhãn hàng hóa, bị xử phạt 45 triệu đồng
Ngày 12/12/2019, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính về mỹ phẩm đối với Công ty TNHH Nanum Việt Nam vì kinh doanh mỹ phẩm ghi nhãn không đầy đủ theo quy định.
Phát hiện và thu giữ 630 bao phân bón không rõ xuất xứ
Vừa qua, lực lượng chức năng TP.HCM đã phát hiện và thu giữ 630 bao phân bón hiệu KOKURYU không rõ xuất xứ hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ TP.HCM về Lâm Đồng để tiêu thụ.
Thời trang cao cấp Giovanni: Mập mờ nhãn mác, đánh lừa người tiêu dùng?
Viết tắt nơi sản xuất hay không rõ ràng địa chỉ xuất xứ, đang khiến người tiêu dùng có những hoài nghi về xuất xứ thật của các sản phẩm cao cấp, tiệm cận xa xỉ mà hệ thống thời trang Giovanni đang phân phối...
Thu giữ lượng lớn hàng hóa không hóa đơn, chứng từ
Khi tiến hành kiểm tra đột xuất một siêu thị trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện gần 4000 đơn vị sản phẩm do nước ngoài sản xuất không có nhãn phụ tiếng Việt, trong đó có nhiều đồ chơi ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách trẻ em.
Nhãn hàng hóa phải ở vị trí dễ quan sát
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hoá phải được thể hiện trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
NĐ thay thế NĐ 89/2006/NĐ-CP: Khắc phục nhiều hạn chế, chống hàng giả
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Nghị định thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP đang được xây dựng sẽ có nhiều điểm mới với mục tiêu hướng tới khắc phục những hạn chế, bất cập đang tồn tại và hướng tới tạo cơ chế thông thoáng trong xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, thực hiện các quy định chung về ghi nhãn trên thị trường toàn cầu, đồng thời đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt, phòng chống hàng giả, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Nhóm đối tượng hưởng lợi từ nghị định ghi nhãn hàng hóa
Trên thực tế, có thể thấy rõ, Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa và tác động đến với 3 nhóm đối tượng gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý Nhà nước
Những điều cần biết về nhãn hàng hóa và mức xử phạt
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Thông qua nhãn hàng hóa, người tiêu dùng có thể nhận biết, làm căn cứ để lựa chọn, tiêu thụ.
Quy định nhãn hàng hóa, chống gian lận xuất xứ
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa nhằm khắc phục những bất cập về ghi nhãn, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định về nhãn hàng hóa bổ sung "hàng xuất khẩu" vào phạm vi điều chỉnh
Cơ quan soạn thảo vừa bổ sung “hàng xuất khẩu” vào phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa đang được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến. Sự điều chỉnh này được cho là cần thiết nhằm chống gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Bắt giữ 20 tấn hạt nhựa vi phạm về nhãn trên xe “luồng xanh”
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT Tiền Giang vừa phát hiện số lượng lớn hạt nhựa không có nhãn hàng hóa với tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 325 triệu đồng. Đáng chú ý, đây là phương tiện được ưu tiên hoạt động trên các “luồng xanh” vận tải vào khu vực phòng, chống dịch Covid-19.
Tiền Giang: Tạm giữ 4 tấn đầu cá hồi nhập khẩu vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện và tạm giữ 4 tấn đầu cá hồi đông lạnh xuất xứ Đan Mạch, vi phạm nhãn đang trên đường đi tiêu thụ.
Ninh Thuận: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm ghi nhãn hàng hóa
Một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vừa bị Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận xử phạt 30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về ghi nhãn hàng hoá.
Tạm giữ 7.000 nước rửa chén Superlight vi phạm quy định về nhãn hàng hóa tại An Giang
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) An Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (PC03), phát hiện và tạm giữ gần 7.000 chai nước rửa chén hiệu "Superlight" thành phẩm tại hai cơ sở kinh doanh và sản xuất huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Thu giữ trên 2.000 bộ, khay test Sars-CoV-2 chưa có hóa đơn chứng từ tại Công ty TNHH Sang Thùy - Chi nhánh Vĩnh Long
Thông tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Long vừa phát hiện 2.025 bộ, khay test Sars-CoV-2 chưa xuất trình hóa đơn chứng từ và vi phạm về nhãn hàng hóa.
Cục Quản lý thị trường Bình Thuận tạm giữ trên 2.100 sản phẩm không hóa đơn chứng từ
Thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 2.155 đơn vị hàng hóa đồ gia dụng, mỹ phẩm các loại không có hóa đơn chứng từ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tạm giữ 180kg yến nguyên liệu không có nhãn hàng hóa
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa vừa khám phương tiện, tạm giữ lô hàng gồm 180 kg yến nguyên liệu là thực phẩm và 150 kg bột thạch, bột dụ yến là chất phụ gia thực phẩm để xác minh, làm rõ.
An Giang: Phát hiện xe tải vận chuyển số lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa nhập lậu
Thông tin từ BCĐ 389 Quốc gia cho biết, lực lượng chống buôn lậu tỉnh An Giang vừa phát hiện xe tải vận chuyển lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam cùng lượng lớn hàng hóa nhập lậu không có chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Quản lý thị trường Quảng Bình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 100 cơ sở kinh doanh
Với mục tiêu giúp các cơ sở kinh doanh nhận thức và tránh mắc phải các hành vi vi phạm trong quá trình kinh doanh buôn bán hàng hóa, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 100 đại diện cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Phát hiện hơn 5.000 sản phẩm quần, áo có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa và nguồn gốc, xuất xứ
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), các cơ quan chuyên môn trực thuộc Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện cơ sở đang kinh doanh hơn 5.000 sản phẩm quần, áo các loại có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.